Thông tin gói xét nghiệm
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu):
– Đánh giá tổng quan sức khỏe.
– Chẩn đoán sớm các bệnh về máu (rối loạn thiếu máu, bệnh bạch cầu, giảm tiểu cầu…) và các bệnh viêm nhiễm.
Xác định nhóm máu – ABO+RH: Xác định nhóm máu của người thực hiện xét nghiệm.
Định lượng Mỡ máu – Cholesterol, Triglycerides, HDL, LDL, Tỷ lệ Cholesterol/HDL:
– Đo lượng mỡ toàn phần, mỡ “tốt”, mỡ “xấu” trong máu, giúp đánh giá rối loạn chuyển hóa mỡ.
– Tầm soát nguy cơ xơ vữa động mạch có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch như tắc mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Tầm soát Tiểu đường – Glucose, HbA1c:
– Glucose thể hiện lượng đường huyết ngay tại thời điểm lấy mẫu, HbA1c phản ánh chỉ số trung bình của đường huyết trong 2-3 tháng qua.
– Việc kiểm tra, theo dõi mức đường huyết giúp tầm soát, chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh đái tháo đường.
– Đối với người bệnh tiểu đường: cung cấp thông tin để bác sĩ điều chỉnh mục tiêu điều trị, kiểm soát mức đường huyết tốt hơn cho người bệnh.
Kiểm tra men gan – AST, ALT, GGT + Đánh giá chức năng gan – Bilirubin GT, Albumin:
– Đánh giá tình trạng gan, mức độ tổn thương gan.
– Phát hiện rối loạn chức năng gan, mật.
– Hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi tiến trình điều trị và đáp ứng điều trị các bệnh lý lâm sàng liên quan đến gan, mật.
Tầm soát viêm gan B – HBsAg, Anti HBs:
– HBsAg: Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Đây là xét nghiệm ban đầu và cơ bản nhất giúp phát hiện tình trạng có nhiễm virus viêm gan B hay không.
– Anti HBs (HbsAb): Kháng thể bề mặt virus viêm gan B. Đây là xét nghiệm giúp đánh giá mức kháng thể chống lại virus viêm gan B có trong cơ thể. Người xét nghiệm sẽ dựa vào kết quả này để biết mình cần tiềm ngừa hay không.
Tầm soát viêm gan C – Anti HCV:
– Xét nghiệm phát hiện tình trạng có nhiễm virus viêm gan C hay không
Xét nghiệm kháng thể vi khuẩn H.pylori – H.pylori IgG:
Tầm soát ban đầu về tình trạng đã, đang nhiễm vi khuẩn H.Pylori hay không.
Đánh giá chức năng thận – Creatinine, Urea:
– Đánh giá chức năng thận, độ lọc cầu thận, theo dõi điều trị bệnh lý thận.
– Chỉ số Creatinin và Urea có kết quả bất thường gợi ý chẩn đoán tổn thương thận và suy giảm chức năng thận.
Tầm soát bệnh Gout – Acid Uric:
– Đo nồng độ acid uric máu, có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh Gout.
– Xét nghiệm chỉ số Acid Uric kết hợp với xét nghiệm Creatinine và Tổng phân tích nước tiểu còn hỗ trợ gợi ý chẩn đoán sỏi thận.
Tầm soát chức năng tuyến giáp – FT4,TSH:
– Xác định mức độ hoạt động của tuyến giáp qua định lượng hormone kích thích tuyển giáp TSH và hormone tuyến giáp FT4.
– Phát hiện sớm các bệnh lý về tuyến giáp, bao gồm cường giáp (thèm ăn, giảm cân, không chịu được thời tiết nóng, tim đập nhanh, lo lắng, khó ngủ…), suy giáp (hạ thân nhiệt, giảm trao đổi chất, tăng trưởng chậm, nhịp tim chậm, nhu cầu sinh lý giảm, trầm cảm…), viêm giáp, K giáp…
– Giúp theo dõi hiệu quả điều trị các bệnh lý về tuyến giáp.
Xét nghiệm chỉ số Ca TP:
Xác định nồng độ Canxi toàn phần trong huyết thanh, giúp đánh giá ban đầu liên quan các rối loạn canxi trong máu: Tăng canxi máu (Cường cận giáp, ung thư, ngộ độc vitamin D); Giảm canxi máu (Suy cận giáp, thiếu vitamin D, suy thận).
Xét nghiệm dấu ấn u gan AFP:
– Xét nghiệm AFP (Alpha-fetoprotein) là một xét nghiệm đơn giản, thường được sử dụng để sàng lọc và theo dõi diễn tiến điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Tuy nhiên, xét nghiệm AFP không phải là chẩn đoán xác định và cần kết hợp với các xét nghiệm khác để đưa ra kết luận chính xác.
– Nồng độ AFP bình thường không loại trừ khả năng ung thư.
Xét nghiệm dấu ấn ung thư đại trực tràng CEA:
– CEA (Carcinoembryonic Antigen) là một loại protein được sản xuất bởi một số tế bào ung thư. Xét nghiệm CEA thường được sử dụng để sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
– Nồng độ CEA bình thường không loại trừ khả năng ung thư.
Xét nghiệm dấu ấn ung thư tuyến tụy CA 19-9:
– CA 19-9 (Carbohydrate Antigen 19-9) là một loại glycoprotein được sản xuất bởi một số tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy. Xét nghiệm CA 19-9 thường được sử dụng để sàng lọc, theo dõi và đánh giá tiên lượng một số loại ung thư.
– Nồng độ CA 19-9 bình thường không loại trừ khả năng ung thư.
Tổng phân tích nước tiểu:
-Tầm soát một số bất thường như protein, máu, bạch cầu, vi khuẩn, đường,…, giúp phát hiện các rối loạn về thận và đường tiết niệu, bao gồm bệnh thận mãn tính, tiểu đường, sỏi và viêm nhiễm
– Kết hợp với các chỉ số xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, gan,…
Đo điện tim (ECG)
Giúp chẩn đoán và theo dõi một số bệnh lý tim như: rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền trong tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim, dày thành tim, lớn các buồng tim…
Siêu âm Bụng tổng quát:
Đánh giá về hình ảnh học các cơ quan trong ổ bụng như gan, mật, thận, bàng quang, lách, tụy, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng, từ đó giúp hỗ trợ đánh giá một số bệnh lý, phát hiện các bất thường hoặc các khối u lớn (nếu có) ở các cơ quan trong ổ bụng.
Gói tầm soát Nâng cao
Chỉ số :30
Giới tính :
Kết quả :
Nhóm tuổi :
Ý nghĩa tầm soát (7/10)
- Gói khám giúp đánh giá cơ bản về thể trạng, tầm soát các bệnh lý thường gặp và có nguy cơ cao, tầm soát ban đầu (nhưng không loại trừ) một số bệnh lý ung thư phổ biến.
- Gói khám nâng cao được khuyến khích cho lứa tuổi từ 30 đến 40, có bệnh sử gia đình ổn định, không có triệu chứng bất thường.
- Quý khách hàng sẽ được tư vấn với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe hiện tại, tìm hiểu các nguy cơ của bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường; đánh giá chức năng thận, gan, tuyến giáp; tầm soát bệnh truyền nhiễm như viêm gan virus B, viêm gan virus C, nhiễm khuẩn H.p dạ dày từ đó điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày để có thể trạng khỏe mạnh và ngừa bệnh hiệu quả.
- Gói khám được thực hiện bằng hình thức xét nghiệm máu (1 lần lấy mẫu kiểm tra được 28 chỉ số sức khỏe) và chẩn đoán hình ảnh (Điện tim và Siêu âm).
- Gói khám nên được kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng (Theo lời khuyên Bác sĩ).