Thông tin gói xét nghiệm
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu):
– Đánh giá tổng quan sức khỏe.
– Chẩn đoán sớm các bệnh về máu (rối loạn thiếu máu, bệnh bạch cầu, giảm tiểu cầu…) và các bệnh viêm nhiễm.
– Định lượng bạch cầu ái toan trong máu, có liên quan đến phản ứng dị ứng của cơ thể liên quan kí sinh trùng.
Giun đũa chó (Toxocara canis IgG):
– Giun đũa chó là một loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở chó, mèo. Giun trưởng thành sống trong ruột non của chó mèo, đẻ trứng ra môi trường qua phân.
– Đối tượng nguy cơ nhiễm: Trẻ em (thường xuyên chơi đùa ngoài đất cát, tiếp xúc với chó mèo) và người nuôi chó mèo (tiếp xúc trực tiếp với chó mèo, đặc biệt là chó mèo con chưa được tẩy giun định kỳ).
Giun lươn (Strongyloides stercoralis IgG):
– Giun lươn là một loại ký sinh trùng đường ruột có thể lây nhiễm sang người qua da hoặc đường tiêu hóa. Giun trưởng thành sống trong ruột non của người, đẻ trứng ra môi trường qua phân. Ấu trùng giun lươn có khả năng di chuyển trong đất và xâm nhập vào da người khi tiếp xúc.
– Đối tượng nguy cơ nhiễm: Người có hệ miễn dịch yếu, người có thói quen đi chân đất, người làm nông nghiệp.
Giun đũa (Ascarris lumbricoides IgG, IgM):
– Giun đũa là một loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở người, đặc biệt là trẻ em. Giun trưởng thành sống trong ruột non của người, đẻ trứng ra môi trường qua phân. Trứng giun có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường, đặc biệt là đất cát ẩm.
– Đối tượng nguy cơ nhiễm: Người thường xuyên tiếp xúc chơi đùa với đất cát (trẻ em), tiếp xúc với chó mèo, người có thói quen ăn thức ăn chưa qua nấu chín.
Sán dải chó (Echinococcus IgG, IgM):
– Sán giãi chó một loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở chó, mèo. Giun trưởng thành sống trong ruột non của chó mèo, đẻ trứng ra môi trường qua phân. Trứng giun có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường, đặc biệt là đất cát ẩm. Bọ chét là vật chủ trung gian truyền bệnh.
– Đối tượng nguy cơ nhiễm: Trẻ em (Do thường xuyên chơi đùa ngoài đất cát, tiếp xúc với chó mèo, và chưa có ý thức vệ sinh tốt), Người nuôi chó mèo (Do tiếp xúc trực tiếp với chó mèo, đặc biệt là chó mèo con chưa được tẩy giun định kỳ).
Sán lá gan lớn (Fasciola sp IgG):
– Sán lá gan lớn là một loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở gia súc, cừu, và có thể lây sang người. Giun trưởng thành sống trong ống mật của gan, đẻ trứng ra môi trường qua mật. Trứng giun có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường, đặc biệt là nước ngọt.
– Đối tượng nguy cơ nhiễm: Người ăn sống hoặc chưa nấu chín các loại rau thủy sinh, người uống nước ngọt bị ô nhiễm, Người làm nông nghiệp (tiếp xúc với nước ngọt có nhiễm giun).
Sán lá phổi (Paragonimus IgG, IgM):
– Sán lá phổi là một chi sán ký sinh khi xâm nhập thông thường tấn công vùng phổi nhưng cũng có thể xâm nhập và làm tổn thương màng não, gây đau đầu dữ dội, làm teo dây thần kinh mắt, liệt nhẹ tay chân hoặc rối loạn tâm thần
– Đối tượng nguy cơ nhiễm: có thói quen hoặc lối sống, tập quán ăn tôm, cua chưa nấu chín, làm gỏi, món tái,..
Sán máng (Schistosoma mansoni IgG):
– Là một loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sán máng thuộc nhóm sán lá máu. Con trưởng thành thì sống trong mạch máu gần ruột người, được truyền qua da khi bơi hoặc lội trong nước ngọt bị ô nhiễm. Các sinh vật lây nhiễm vào hệ thống mạch máu của hệ tiêu hóa hoặc sinh dục.
– Nguy cơ nhiễm sán máng: Sán trưởng thành sống trong cơ thể người và đẻ trứng ra môi trường qua phân. Trứng giun nở thành ấu trùng trong nước ngọt, sau đó xâm nhập vào da người khi tiếp xúc.
Sán đầu gai (Gnathostoma IgG):
– Sán đầu gai là một loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở người và lợn. Giun trưởng thành sống trong ruột non của người, đẻ trứng ra môi trường qua phân.
– Đối tượng nguy cơ nhiễm: Người thường xuyên ăn các loại cá nước ngọt, ốc, lươn, ếch, chim và bò sát… chứa ấu trùng giun đầu gai nhưng không được nấu chín, uống nước ao, hồ, sông có ấu trùng giun nhưng chưa đun sôi.
Giun tròn (Angiostrongylus cantonensis IgG, IgM):
– Là ký sinh trùng của chuột (giun phổi chuột). Ấu trùng được bài tiết ra được nhiễm vào các vật chủ trung gian (ốc sên đất và sên) và các vật ký sinh hoặc vật chủ vận chuyển. Nhiễm trùng ở người do ăn các loại ốc sên hoặc sên hay vật chủ vận chuyển (một số loài cua đất, tôm và tôm nước ngọt, ếch hoặc cóc) sống hoặc nấu chưa chín; chưa rõ ràng liệu rau bị nhiễm ấu trùng (ví dụ, trong chất nhờn từ ốc sên hoặc sên mà bò trên thực phẩm) có thể gây nhiễm trùng hay không.
– Người nhiễm có thể đau bụng nghiêm trọng, buồn nôn và yếu ớt, các triệu chứng này dần dần bớt và tiến tới sốt, sau đó đến các triệu chứng thần kinh trung ương và đau đầu nghiêm trọng, cứng cổ, và triệu chứng thường gặp của xâm nhập mắt bao gồm suy giảm thị lực, đau, viêm giác mạc và phù võng mạc.
Giun xoắn (Trichinella spiralis IgG, IgM):
– Lây truyền qua thịt động vật, ký sinh ở ruột non người và động vật (lợn, chó, mèo, chuột, gấu, báo, cáo, chồn, sói, ngựa,…), Người mắc bệnh khi tình cờ ăn phải thịt các loài động vật chưa nấu chín.
– Triệu chứng mức độ nặng, có thể dẫn đến tổn thương tim, hệ thần kinh trung ương, thận và phổi.
Amip gan/phổi (Entamoeba histolytica):
– Có thể gây bệnh tại đại tràng hoặc một số bệnh lý ngoài ruột như áp xe gan, ổ bụng, màng phổi,…
– Triệu chứng thường gặp : đau bụng , mót rặn, đi ngoài phân nhầy máu mũi,..
– Các biến chứng: Xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, thủng ruột, viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn tiền liệt tuyến, áp xe gan,..
FOB: Xét nghiệm máu ẩn trong phân
Xét nghiệm dẫn đến hai kết quả: kết quả âm tính hoặc kết quả dương tính. Thực hiện xét nghiệm FOB khi có ý nghĩa trong kiểm tra ký sinh trùng như sau:
– Chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng: Một số loại ký sinh trùng, như giun móc, có thể gây ra tình trạng chảy máu đường ruột. Máu trong phân có thể là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là khi không có triệu chứng rõ ràng nào khác.
– Theo dõi: Xét nghiệm này có thể giúp xác định xem liệu ký sinh trùng đã được loại bỏ hoàn toàn hay chưa, và giúp phát hiện sớm nếu có tái nhiễm.
Soi phân: Xét nghiệm soi tươi phân giúp phát hiện trứng, ấu trùng, phần cơ thể của giun sán lẫn trong phân.
Kiểm tra ký sinh trùng
Chỉ số :15
Giới tính :
Kết quả :
Nhóm tuổi :